Thứ Tư, 12 tháng 8, 2015

Công sở ồn ào vì mạng xã hội và chuyện "xã hội"!

Đúng là toàn những chuyện chẳng đâu vào đâu, văn phòng của tôi y như một cái bản tin phường với đầy đủ thông tin và hiệu ứng. Thôi thì đủ cả, hỉ nộ ái ố, động vào “nọc” mới thấy “các mợ” văn phòng ghê gớm thế nào.

Tôi còn nhờ cách đây chừng hơn một tháng, trong công ty có những người kiên quyết đòi tẩy chay tất cả những sản phẩm của hàng X, chuyên sản xuất hàng tiêu dùng. Thêm cả loại nước đóng chai Y gì đó cũng thêm vào danh sách. Lý do thì chỉ vì họ sử dụng hình ảnh đại diện mà các cô ấy ghét. Gì mà chuyện cướp chồng, gì mà uống nước ấy vào cũng không rửa sạch cái nhục cướp chồng. Gì mà vì con cái chúng ta nên không uống!
Chuyện nếu chỉ là “chuyện xã hội” thế thôi thì tôi cũng mặc kệ. Nhưng các chị em trong công ty khẩu chiến, công kích lẫn nhau chỉ vì cái chuyện này mới thấy mức độ “trẻ trâu” của dân công sở. Bắt đầu bằng buổi hội nghị của công ty. Chúng tôi xưa nay vẫn dùng nước của hãng Y. Bây giờ một nhóm lồng lộn lên đòi thay bằng hãng A. Nhưng vấn đề, đây là hợp đồng đã ký với nhà cung cấp, và chúng tôi chẳng ai rảnh đến nỗi thảo lại cái hợp đồng lẻ tẻ. Chưa kể đến việc chúng tôi chọn nhãn hàng ấy không vì cái cô gì làm đại diện, thì vì sao chúng tôi phải bỏ cái hợp đồng cung cấp nước vì cô? Tôi nói thực, tôi tưởng là các sản phẩm ấy có thông tin, bằng chứng về độc hại, chứ những cái lý do cá nhân như thế sẽ chẳng làm gì được đâu. Thế mà nghe nói trên mạng xã hội còn cỏ nguyên một group đòi tẩy chay. Hăng quá đấy!
Công sở ồn ào vì mạng xã hội và chuyện
Chuyện chưa nguôi thì cách đây mấy hôm, lại thấy có “người mẹ” (nghe nói thế, chả biết có phải không), đăng lên một status kể xấu một người phụ nữ khác, không quan tâm đến con, để con lang thang vạ vật. Nói chung, tôi thấy người đăng status ấy không hẳn là người xấu, nhưng cái cách mà chị ấy đem chuyện của gia đình người khác lên mạng xã hội và phán xét hơi nhiều yếu tố chủ quan, khiến câu chuyện trở nên phức tạp.

Chưa kể đến những rắc rối có thể gặp phải về pháp luật, thì xét về “tình” cũng thấy người đăng status trên mạng xã hội ấy rất vô duyên, thậm chí rất tiểu nông và tự cho mình cái quyền phán xét hơi nhiều! Nhưng chuyện tiếp theo là công ty tôi nhốn nháo cả lên để chia thành hai phe. Một bên bênh vực chằm chằm người phụ nữ đã “giăng” status, một bên chỉ trích chị ta không tiếc lời và bênh vực phe ngược lại – người phụ nữ (nghe nói) là đã vô trách nhiệm với con. Thậm chí, khủng khiếp hơn, nghe bảo có người đang định kiện chị ta và tước quyền nuôi con của chị ta. “Rồi ai sẽ nuôi đứa bé?” Một người ngạc nhiên lên tiếng. “Thì ai đó có tình thương thật sự”. Tôi phì cười. Thế giới có nhiều những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ lắm rồi, xin các chị đừng làm cho mọi điều trở nên phức tạp! Tập trung lo việc mình đi.
Có thế thôi mà cãi nhau! Có thế thôi mà tranh luận! Có thế thôi mà đuối lý thì đem cả chuyện cá nhân của nhau ra công kích. Kiểu như: “tôi thấy bà đồng tình với cái bà vô trách nhiệm với con là đúng, vì có lần tôi thấy con Cún nhà bà còn bẩn hơn”. Rồi thì: “này này bà đừng có phán xét khi chưa hiểu biết. Con tôi, tôi cho nghịch bẩn một lúc rồi lại tắm. Bà giỏi thì lo giữ chồng bà đi. Mất công đi lên án mấy “con” cướp chồng mà chồng đi theo gái”...

Thế là khóc lóc, thế là lườm nguýt, thế là giận dỗi rồi nói xấu vòng quanh, mà không ai tỉnh táo để nhận ra rằng chuyện trên mạng thì chỉ là trên mạng. Nó được tung ra nhằm mục đích gì, chẳng ai biết được, chỉ có người trong cuộc mới biết, nhưng người ta không hề nói ra. Còn người đọc thì cứ dập dềnh buồn vui theo họ, để họ làm mất thời gian và công sức của mình. Để “họ” phá hoại đi những mối quan hệ vốn đã khó khăn mới gây dựng được của mình. Để “họ” xen vào công sở và trì hoãn đi thời gian làm việc của mình. Để những người xung quanh đánh giá, mình không khác gì một kẻ “lên đồng”.
Thực ra hiệu ứng của truyền thông không thể coi thường. Nhưng có đáng không, khi mà vì nó ta mất nhiều công sức, thời gian đến thế?  

Cách trị sẹo mụn bằng nghệ hiệu quả


Tháng 7 tháng cô hồn và những điều cấm kỵ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét